Trong quá trình cắt gọt, ma sát giữa phoi và
mặt trước của dao, giữa mặt sau chính và vật gia công làm cho phần làm việc của
dao bị mài mòn. Dao mòn sẽ làm giảm năng suất, độ chính xác và chất lượng của
chi tiết gia công. Vì vậy khi dao tiện bị mòn người thợ phải mài lại
dao.
Dao tiện thường được mài bằng máy mài hai đá.
Một bên lắp đá corunđum điện phân dùng mài dao thép gió, bên còn lại lắp đá
cacbit silic màu xanh dùng để mài dao làm bằng hợp kim
cứng.
Để bảo đảm được vị trí cố định của dao khi mài
trên máy phải có lắp bệ tỳ. Trong quá trình mài dao được ấn nhẹ vào đá và đồng
thời di chuyển dọc theo mặt làm việc của đá. Làm như vậy thì mặt đá mới mòn đều
và mặt cần mài được phẳng. Dao tiện được mài theo một trình tự nhất định: trước
tiên mài mặt sau chính và mặt sau phụ, sau đó mới mài đến mặt trước. Chỗ giao
nhau giữa lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ phải mài vát nhẹ hoặc bo tròn. Sau khi
mài thô cần phải mài bóng lại các mặt trước và sau của dao để bảo đảm cho lưỡi
cắt thẳng và tăng tuổi thọ
dao.
Hình dáng hình học của dao được kiểm tra bằng
dưỡng chuyên dùng, bằng thước đo góc vạn năng hoặc thước đo góc chuyên
dùng.
Nguồn : Kỹ thuật tiện P. Đenegiơnưi, G.
Xchixkin, I. Tkho nxb : Mir
Maxcova.
Biên tập: nkn
EmoticonEmoticon